Theo đó, việc hủy,
thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang được sử dụng trong quan hệ thế
chấp tại ngân hàng đã ảnh hưởng đến quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên cho vay
khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ xấu, nợ
quá hạn.
Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian gần đây nhận được phản
ánh của một số ngân hàng, tổ chức tín dụng về việc các cơ quan có thẩm quyền
thông báo hủy, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho cá nhân, hộ
gia đình. Nguyên nhân do các giấy chứng nhận đã vi phạm quy định tại Điều 64 Luật
đất đai năm 2013, do cơ quan có thẩm quyền cấp không đúng quy định và một số lý
do khác. Trong số này, có cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang là tài sản
bảo đảm đã được thế chấp cho vay tại ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Vì vậy, để bảo đảm an toàn đang hoạt động cấp tín dụng của
các ngân hàng, hạn chế rủi ro khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị hủy, thu
hồi, NHNN yêu cầu các ngân hàng, tổ chức tín dụng nghiên cứu quy định pháp luật
về đất đai có liên quan để đánh giá rủi ro khi nhận thế chấp tài sản là quyền sử
dụng đất. Các ngân hàng cũng phải bảo đảm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế rủi ro
khi nhận thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất. Trong đó, cần bổ sung các thỏa
thuận, cam kết của khách hàng về biện pháp bảo đảm thay thế trong trường hợp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất bị hủy, thu hồi và trách nhiệm, nghĩa vụ của khách
hàng thông báo cho tổ chức tín dụng khi phát sinh tình huống này.
NHNN dẫn quy định tại Nghị định 43/2014, UBND cấp có thẩm
quyền có trách nhiệm thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất và đăng
trên trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh, huyện. Do đó, các ngân hàng phải
thường xuyên tham khảo thông tin về việc thu hồi đất do UBND có thẩm quyền
thông báo, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.
Đối với các trường hợp cơ quan có thẩm quyền không thông báo
đủ số ngày, hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để cấp mới cho người sử dụng
với lý do bị mất trong khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn đang lưu giữ tại
ngân hàng… thì ngân hàng cần phản ánh với các cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm quyền
và lợi ích.
Thực tế, nhận tài sản thế chấp là giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, căn hộ là một nghiệp vụ phổ biến trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
Theo đó, hầu hết trường hợp người vay dùng tài sản là bất động sản để thế chấp
ngân hàng thì phía nhà băng chỉ giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong khi
khu đất, nhà ở vẫn do khách hàng sử dụng.
Đại diện một ngân hàng thương mại tại Hà Nội nói với
Zing.vn, ngân hàng nào cũng có khoản cho vay với tài sản thế chấp là quyền sử dụng
đất nhưng dư nợ với mỗi nhà băng là khác nhau. Do yếu tố bí mật kinh doanh nên
ngân hàng không thể chia sẻ. Tuy nhiên, vị này cho biết các khoản cho vay với
tài sản đảm bảo là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại ngân hàng vẫn chưa
phát sinh sự cố như NHNN cảnh báo.
“Với vai trò là cơ quan quản lý, việc NHNN ban hành văn bản
yêu cầu các ngân hàng tăng cường biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động này
là cần thiết. Thực tế cũng cho thấy nhiều trường hợp dù đã nắm giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nhưng khi thu hồi ngân hàng vẫn gặp khó khăn vì khu đất đang
trong diện tranh chấp pháp lý”, vị này chia sẻ. Đại diện một nhà băng khác cho
biết, ngân hàng cũng không chịu ảnh hưởng từ các khoản vay với tài sản thế chấp
nói trên. Người này cũng cho biết văn bản cảnh báo của NHNN nhằm giúp các ngân
hàng kiểm soát rủi ro chứ chưa có động thái điều hành nào liên quan tới hoạt động
cho vay cầm cố bằng quyền sử dụng đất.
Theo Zing.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét